Acala network bị hack, aUSD mất peg-1, hiện tại đang tạm kiểm soát

16/08/2022
Như Loan
Sau khi gặp sự cố nghiêm trọng, giá đồng aUSD của Acala đã mất mốc 1 USD. Thông tin này khiến nhiều người liên tưởng đến sự cố LUNA từng làm rung động thị trường tiền mã hóa.

Mạng Acala bị hack, aUSD mất peg so với đồng đô la Mỹ. Sau khi bị hack, 1 aUSD chỉ có thể quy đổi được 0.00974 USD.

Tới thời điểm hôm nay thì giá aUSD đang khác nhau giữa các sàn, có safn 0.009$, có sàn 0.9$ 

Nguồn : Coingecko

Acala là trung tâm DeFi tất cả trong một của Polkadot giúp người dùng đặt cược, hoán đổi, vay, cho vay với phí gas tương đối rẻ. Acala là một nền tảng tương thích với các ứng dụng tài chính sử dụng các hợp đồng thông minh của Ethereum hoặc các giao thức crosschain với đặc điểm bảo mật mạnh mẽ.

Acala tập trung vào thiết kế cơ chế, giao thức, mô hình hóa và quản trị kinh tế parachain. Acala network cung cấp các lĩnh vực tài chính quan trọng bao gồm stablecoin phi tập trung, các phái sinh staking và AMM DEX và hỗ trợ các ứng dụng tài chính chuỗi chéo blockchain trên Polkadot.

Acala Network được bảo mật theo mô hình bảo mật chia sẻ của Polkadot, đảm bảo khả năng phục hồi cao và khả năng nâng cấp không cần fork.

Ngay sau khi sự cố này xảy ra, giá aUSD đã giảm 70%, chính thức mất mốc 1 USD. Về cơ bản thì aUSD là một đồng stablecoin được neo với đồng đô la do mạng Acala phát hành. Stablecoin gốc của hệ sinh thái polkadot aUSD là một stablecoin được hỗ trợ bằng tiền điện tử phi tập trung, đa tài sản thế chấp. Ra mắt vào tháng 2/2022, aUSD được đúc thông qua hệ thống Định vị Nợ thế chấp (CDP). Đồng ổn định được gắn với giá trị của USD. Từ đó làm cho 1 aUSD bằng 1 đô la.

Tại thời điểm Fiahub viết bài này, vấn đề dường như đã trầm trọng hơn rất nhiều do tâm lý lo sợ của đám đông. Điều này đã khiến aUSD gần như mất hết toàn bộ giá trị và hiện chỉ được giao dịch ở mức 0.00974 USD (so với mức 1 USD). Có vẻ như kịch bản này tương tự như những gì đã xảy ra với đồng stablecoin thuật toán của Terra là UST. Trước đó, theo ghi nhận từ chúng tôi, aUSD đạt mức cao nhất là 1.07 USD lần đầu tiên vào ngày 15/6 (theo CoinGecko). Tốc độ giảm dường như vẫn chưa có dấu hiệu dừng lại. 

Như với Acala, nhiều giao thức DeFi khác đã bị tấn công trong năm nay. Đầu tháng 8, Curve Finance đã bị tin tặc tấn công. Sau đó, nó được tiết lộ rằng giao thức DeFi đã mất khoảng 570,000 USD. Tương tự, vào tháng 3, một giao thức tín dụng và cho vay DeFi khác là Fortress, tiết lộ rằng 3 triệu USD đã bị đánh cắp khi tin tặc thực hiện một cuộc tấn công mạng vào giao thức này.

Mặc dù các vụ hack là một bước lùi so với các nền tảng vốn đã được kiểm tra/đánh giá an ninh mạng kỹ lưỡng, nhưng chúng không là gì so với vụ hack năm ngoái. Trở lại năm 2021, hơn 12 nền tảng DeFi đã bị tấn công, dẫn đến thiệt hại hơn 11 tỷ USD. Mặc dù các mạng tiết lộ sau mỗi cuộc tấn công, cam kết thắt chặt an ninh của họ nhưng trên thực tế vẫn không có gì đảm bảo sẽ không có các nền tảng khác gặp vấn đề tương tự trong tương lai.

Tính đến thời điểm hiện tại, có vẻ như nhóm phát triển Acala đã tạm thời kiểm soát được tình hình khi mức giá AUSD đã được đẩy về mức 0,8 USD. Mặc dù vậy, đồng stablecoin này hiện vẫn đang mất tới 20% giá trị. 

Trước vụ việc này, trong năm 2022, có khoảng 5 vụ “de-peg” diễn ra. Lịch sử đã chứng minh, mỗi lần có một sự việc như vậy đều gây ra ảnh hưởng không nhỏ tới cả thị trường tiền mã hóa. Do vậy, khi vụ việc tương tự với Acala xảy ra, cộng đồng tiền mã hóa lại lo sợ sẽ lại có một chuỗi domino sụp đổ liên hoàn như những gì đã từng xảy ra trước đó. 

Với những người đang nắm giữ tiền mã hóa, cần hết sức thận trọng trong thời điểm nhạy cảm này. Đây là giai đoạn lòng tin của cả thị trường đang suy yếu. Bất cứ sự cố nào xảy ra cũng có thể gây tác động xấu và phản ánh trực tiếp lên giá của những đồng tiền mã hóa trên thị trường.

0.01266 sec| 641.508 kb