BTC, ETH trượt dài, thị trường đỏ lửa
Đến sáng 13/06, thị trường tiền mã hóa nối dài xu hướng giảm của dịp cuối tuần, sắc đỏ tràn ngập bảng xếp hạng các đồng coin vốn hóa lớn.
Bitcoin (BTC) sụt 10% trong 24h về mốc 25.000 USD – ngưỡng giá trị thấp nhất kể từ tháng 12/2020 và xuyên thủng mức đáy năm 2022 ở 26.700 USD vào ngày 12/05, thời điểm LUNA-UST sụp đổ.
Trong khi đó, đồng tiền mã hóa lớn thứ 2 thế giới là Ethereum (ETH) thì chính thức xác lập kỷ lục 10 tuần liên tục nến đỏ, giảm về tận 1.304 USD. Tính từ khi chuỗi giảm bắt đầu vào đầu tháng 4, mất đến 63,3% giá trị.
Theo dữ liệu từ Coinglass, thị trường crypto trong 24h qua ghi nhận đến hơn 500 triệu USD lệnh phái sinh bị thanh lý, dẫn đầu là ETH và BTC. Tỷ lệ long-short là 73-27. Tỷ lệ BTC và ETH bị cháy đã cân bằng hơn, so với việc ETH nhiều gấp đôi BTC vào ngày hôm qua.
Các altcoin lớn khác trong 24h qua cũng ghi nhận mức giảm từ 10% trở lên:
– BNB về 234 USD, áp sát mức đáy 218 USD ngày 12/05;
– Solana (SOL) về 27. USD, mức thấp nhất kể từ tháng 07/2021, SOL cũng có 10 tuần nến đỏ liên tiếp;
– Cardano (ADA) về 0.45 USD, áp sát mức 0.40 USD ngày 12/05;
– Polkadot (DOT) về 6.9 USD, có 7 tuần nến đỏ liên tiếp;
– Avalanche (AVAX) về 15.6 USD, mức thấp nhất kể từ tháng 8/2021, có 10 tuần nến đỏ liên tiếp;
– Polygon (MATIC) về 0.45 USD, có 7 tuần nến đỏ liên tiếp;
– Near Protocol (NEAR) về 3.3 USD, mức thấp nhất kể từ tháng 8/2021.
Nhiều dự án DeFi khác trong thời gian qua như Lido, Fei Protocol và Frax đều công bố các đề xuất thay đổi quỹ của dự án để chuẩn bị cho “mùa đông crypto”, CEO của Rari thì thậm chí còn từ chức và đe dọa sự ổn định của liên minh Fei-Rari. Tuần vừa rồi cũng chứng kiến việc hàng loạt biến cố DeFi xảy ra trên thị trường, liên quan đến nhiều dự án tên tuổi.
Celsius “vỡ nợ”?
Như đã được Coin68 đưa tin, xu hướng giảm của thị trường crypto lấy lại động lực sau thông tin lạm phát Mỹ tháng 05/2022 tăng ngoài dự kiến vào hôm thứ Sáu tuần trước, khiến BTC biến động dữ dội.
Riêng với Ethereum, đồng tiền này đã chứng kiến nhiều thông tin tiêu cực liên quan đến “hiệu ứng dây chuyền” stETH của Lido, Alameda và Celsius, cộng với thông tin “bom độ khó” của nâng cấp The Merge bị trì hoãn đến giữa tháng 8 dù mới thử nghiệm hợp nhất thành công Ethereum 1.0 và Ethereum 2.0 trên testnet Ropsten vào đầu tháng 6.
Celsius Network vào sáng 13/06 thông báo sẽ ngừng nạp, rút và chuyển tài sản giữa các tài khoản, khiến tin đồn dự án này sắp “vỡ nợ” càng tăng lên. Giá token CEL đã giảm đến 70% trong vòng 1 tiếng sau khi thông báo này được đưa ra, còn mức giảm trong 1 tuần gần nhất là lên đến 80%.
Celsius sau đó bị phát hiện đã chuyển một lượng lớn BTC và ETH lên sàn FTX, khả năng cao là để xả.
Tỷ giá stETH/ETH trên Curve tiếp tục giảm về 0.94, làm tâm lý lo ngại de-peg càng gia tăng. Sẽ có một lượng lớn lệnh vay DeFi thế chấp bằng stETH bị thanh lý trong vùng giá từ 0.9 đổ về 0.83, đe dọa khiến hiệu ứng domino càng lan rộng
Một số người dùng Twitter đã “đào lên” tuyên bố của Celsius thông báo rằng trong trường hợp vỡ nợ, phá sản hay mất khả năng tự chủ tài chính, tài sản crypto của người dùng trong dịch vụ Earn (gửi nhận lãi) hoặc tài sản thế chấp trong dịch vụ Borrow (vay tiền) có thể sẽ không thể được thu hồi, người dùng sẽ không có quyền gì đến Celsius ngoại trừ việc trở thành chủ nợ của nền tảng này theo luật áp dụng.
Cập nhật:
Trong cơn bán tháo của thị trường, một người dùng Maker đã xả hơn 65.000 ETH với giá trung bình là 1.155 USD, thấp hơn nhiều so với giá thị trường khi ấy là 1.357 USD.
Động thái ấy đã khiến giá WETH/USDC trên Uniswap có lúc bị dump về 941 USD.
Celsius dừng mọi giao dịch ngày 13/6/2022, BTC phá vỡ đáy 28K
BTC, ETH trượt dài, thị trường đỏ lửa
Đến sáng 13/06, thị trường tiền mã hóa nối dài xu hướng giảm của dịp cuối tuần, sắc đỏ tràn ngập bảng xếp hạng các đồng coin vốn hóa lớn.
Bitcoin (BTC) sụt 10% trong 24h về mốc 25.000 USD – ngưỡng giá trị thấp nhất kể từ tháng 12/2020 và xuyên thủng mức đáy năm 2022 ở 26.700 USD vào ngày 12/05, thời điểm LUNA-UST sụp đổ.
Đồ thị 1h của cặp BTC/USDT trên sàn Binance vào lúc 10:15 AM ngày 13/06/2022
Đồ thị 1W của cặp BTC/USDT trên sàn Binance vào lúc 10:15 AM ngày 13/06/2022
Trong khi đó, đồng tiền mã hóa lớn thứ 2 thế giới là Ethereum (ETH) thì chính thức xác lập kỷ lục 10 tuần liên tục nến đỏ, giảm về tận 1.304 USD. Tính từ khi chuỗi giảm bắt đầu vào đầu tháng 4, mất đến 63,3% giá trị.
Đồ thị 1h của cặp ETH/USDT trên sàn Binance vào lúc 10:15 AM ngày 13/06/2022
Đồ thị 1W của cặp ETH/USDT trên sàn Binance vào lúc 10:15 AM ngày 13/06/2022
Theo dữ liệu từ Coinglass, thị trường crypto trong 24h qua ghi nhận đến hơn 500 triệu USD lệnh phái sinh bị thanh lý, dẫn đầu là ETH và BTC. Tỷ lệ long-short là 73-27. Tỷ lệ BTC và ETH bị cháy đã cân bằng hơn, so với việc ETH nhiều gấp đôi BTC vào ngày hôm qua.
Giá trị tiền mã hóa bị thanh lý trong 24 giờ gần nhất, dữ liệu lấy từ Coinglass vào lúc 10:55 AM ngày 13/06/2022
Giá trị tiền mã hóa bị thanh lý trong 24 giờ gần nhất, dữ liệu lấy từ Coinglass vào lúc 10:15 AM ngày 13/06/2022
Các altcoin lớn khác trong 24h qua cũng ghi nhận mức giảm từ 10% trở lên:
– BNB về 234 USD, áp sát mức đáy 218 USD ngày 12/05;
– Solana (SOL) về 27. USD, mức thấp nhất kể từ tháng 07/2021, SOL cũng có 10 tuần nến đỏ liên tiếp;
– Cardano (ADA) về 0.45 USD, áp sát mức 0.40 USD ngày 12/05;
– Polkadot (DOT) về 6.9 USD, có 7 tuần nến đỏ liên tiếp;
– Avalanche (AVAX) về 15.6 USD, mức thấp nhất kể từ tháng 8/2021, có 10 tuần nến đỏ liên tiếp;
– Polygon (MATIC) về 0.45 USD, có 7 tuần nến đỏ liên tiếp;
– Near Protocol (NEAR) về 3.3 USD, mức thấp nhất kể từ tháng 8/2021.
Nhiều dự án DeFi khác trong thời gian qua như Lido, Fei Protocol và Frax đều công bố các đề xuất thay đổi quỹ của dự án để chuẩn bị cho “mùa đông crypto”, CEO của Rari thì thậm chí còn từ chức và đe dọa sự ổn định của liên minh Fei-Rari. Tuần vừa rồi cũng chứng kiến việc hàng loạt biến cố DeFi xảy ra trên thị trường, liên quan đến nhiều dự án tên tuổi.
Celsius “vỡ nợ”?
Như đã được Coin68 đưa tin, xu hướng giảm của thị trường crypto lấy lại động lực sau thông tin lạm phát Mỹ tháng 05/2022 tăng ngoài dự kiến vào hôm thứ Sáu tuần trước, khiến BTC biến động dữ dội.
Riêng với Ethereum, đồng tiền này đã chứng kiến nhiều thông tin tiêu cực liên quan đến “hiệu ứng dây chuyền” stETH của Lido, Alameda và Celsius, cộng với thông tin “bom độ khó” của nâng cấp The Merge bị trì hoãn đến giữa tháng 8 dù mới thử nghiệm hợp nhất thành công Ethereum 1.0 và Ethereum 2.0 trên testnet Ropsten vào đầu tháng 6.
Celsius Network vào sáng 13/06 thông báo sẽ ngừng nạp, rút và chuyển tài sản giữa các tài khoản, khiến tin đồn dự án này sắp “vỡ nợ” càng tăng lên. Giá token CEL đã giảm đến 70% trong vòng 1 tiếng sau khi thông báo này được đưa ra, còn mức giảm trong 1 tuần gần nhất là lên đến 80%.
Celsius sau đó bị phát hiện đã chuyển một lượng lớn BTC và ETH lên sàn FTX, khả năng cao là để xả.
Tỷ giá stETH/ETH trên Curve tiếp tục giảm về 0.94, làm tâm lý lo ngại de-peg càng gia tăng. Sẽ có một lượng lớn lệnh vay DeFi thế chấp bằng stETH bị thanh lý trong vùng giá từ 0.9 đổ về 0.83, đe dọa khiến hiệu ứng domino càng lan rộng
Một số người dùng Twitter đã “đào lên” tuyên bố của Celsius thông báo rằng trong trường hợp vỡ nợ, phá sản hay mất khả năng tự chủ tài chính, tài sản crypto của người dùng trong dịch vụ Earn (gửi nhận lãi) hoặc tài sản thế chấp trong dịch vụ Borrow (vay tiền) có thể sẽ không thể được thu hồi, người dùng sẽ không có quyền gì đến Celsius ngoại trừ việc trở thành chủ nợ của nền tảng này theo luật áp dụng.
Cập nhật:
Trong cơn bán tháo của thị trường, một người dùng Maker đã xả hơn 65.000 ETH với giá trung bình là 1.155 USD, thấp hơn nhiều so với giá thị trường khi ấy là 1.357 USD.
Động thái ấy đã khiến giá WETH/USDC trên Uniswap có lúc bị dump về 941 USD.
TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm