EIP-1153 là gì? Vì sao đề xuất này khiến cộng đồng tranh luận gay gắt?
EIP-1153 (với tên đầy đủ là “Transient Storage Opcodes“) là đề xuất được soạn thảo bởi 2 lập trình viên Alexey Akhunov và Moody Salem. Có rất nhiều ứng dụng nhỏ và chi tiết hơn liên quan đến đề xuất này. Tuy nhiên, ở mức độ cơ bản nhất thì anh em có thể hiểu rằng EIP-1153 là giải pháp nhằm tối ưu phí gas trong các thao tác gọi dữ liệu, giúp mang lại trải nghiệm tốt hơn cho người dùng lẫn lập trình viên dự án.
Ý tưởng chủ đạo của đề xuất này chính là việc tạo ra một frame – khung thời gian nhất định cho lưu trữ thông tin trên mạng lưới Ethereum. Sau thời gian này, phí gas người dùng chi trả sẽ được hoàn trả và dữ liệu cũng sẽ được xoá sau khi các giao dịch đã được xác minh là chính xác.
Về cơ bản, ý tưởng này cũng giống với các blob của EIP-4844, song 4844 là giải pháp tập trung vào khâu tương tác dữ liệu giữa L2-L1. Trong khi đó, EIP-1153 sẽ tập trung vào bản thân mainnet L1 của Ethereum.
Như đã đề cập trong bài viết liên quan đến nâng cấp Shanghai, EIP-1153 chỉ được liệt vào danh sách các cải tiến “được cân nhắc” chứ không chắc chắn được thực hiện
Theo những chia sẻ từ lập trình viên Tim Beiko (người đóng vai trò cốt lõi trong các phát triển của mạng lưới Ethereum), việc EIP-1153 chưa chính thức được đính kèm vì lí do mạng lưới muốn dành thời gian tập trung cho khâu hỗ trợ rút ETH từ Beacon Chain.
Theo ý tưởng của EIP-1153, phần lưu trữ Storage sẽ được vứt bỏ sau một khoảng thời gian nhất định, thứ khiến đề xuất này không giảm được quá nhiều gas cho người dùng.
Tuy nhiên, điều đáng nói là cộng đồng DeFi lại hướng múi giáo về phía Uniswap, dự án có những động thái ủng hộ rất mạnh đề xuất này.
Những tranh cãi xoay quanh EIP-1153
Đáng chú ý nhất, cũng trong chuỗi thread dài 24 tweet của Adam Cochran, phần lớn nội dung được dùng để chỉ trích Uniswap, sàn giao dịch theo Adam là sẽ hưởng lợi rất nhiều và từ đó có thể kiểm soát nội dung liên quan đến KYC của người dùng.
Trong chuỗi thread của mình, Adam dẫn chứng rằng Uniswap BLS License (giấy chứng nhận quyền khai thác kinh doanh) sẽ hết hạn vào tháng 04/2023 và sàn giao dịch này cũng đang có dự định phát triển mảng NFT sau khi thâu tóm Genie. Theo đó, những giả thuyết về V4 của Uniswap sẽ đính kèm các khâu KYC cùng những lợi thế cạnh tranh không lành mạnh liên quan đến OPCODE – thứ được Uniswap âm thầm phát triển từ rất lâu và rất khó có ai đuổi kịp.
Cuối chuỗi thread của mình, CEO Uniswap cũng không quên dằn mặt với đính kèm nội dung chính của EIP-1153 và số kí tự “3/24-24/24” như để chế nhạo thói quen viết thread quá dài trên Twitter của Adam Cochran.
“EIP 1153 là đề xuất tối ưu phí gas cho rất nhiều người dùng được viết ra trước khi Uniswap V1 được triển khai.”
Chung quy lại, những tranh cãi về việc “EIP-1153 nên được đính kèm trong nâng cấp Shanghai hay không” phần lớn xoay quanh câu chuyện “tập trung quyền lực” vào tay Uniswap lẫn các thế lực đứng sau hậu thuẫn cho dự án này.
Song song với câu chuyện trên, Uniswap Foundation ra đời sau một biểu quyết cũng vướng nhiều tranh cãi. Phần lớn phàn nàn về tổ chức này liên quan đến số tiền Grant – trao thưởng cho các dự án lân cận, thay vì được giữ lại để phân phối cho các holder hiện tại.
Trước đó, Uniswap cũng vướng vào những lùm xùm xoay quanh đề xuất “Fee Switch”, khi dự án này hiện vẫn chưa phân phối lại phí giao dịch cho người dùng. Thay vào đó, cộng đồng chỉ trích Uniswap đang để các tổ chức lớn hưởng lợi quá nhiều từ việc nắm giữ quá nhiều token UNI và thao túng các đề xuất biểu quyết.
TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm