- Các giai đoạn trong quá trình phân phối
- Giai đoạn A: Nơi đanh dấu sự kết thúc của xu hướng Uptrend
- Giai đoạn B: xây dựng “nguyên nhân” để bắt đầu xu hướng downtrend
- Giai đoạn C: giai đoạn phân phối gần như hoàn tất của smart money
- Giai đoạn D: xác nhận chuyển từ giai đoạn phân phối sang downtrend
- Giai đoạn E: giai đoạn tiếp tục xu hướng downtrend
Bài 4 : Giai đoạn phân phối - Distribution : Hướng dẫn xác định các Phase
- Các giai đoạn trong quá trình phân phối
- Giai đoạn A: Nơi đanh dấu sự kết thúc của xu hướng Uptrend
- Giai đoạn B: xây dựng “nguyên nhân” để bắt đầu xu hướng downtrend
- Giai đoạn C: giai đoạn phân phối gần như hoàn tất của smart money
- Giai đoạn D: xác nhận chuyển từ giai đoạn phân phối sang downtrend
- Giai đoạn E: giai đoạn tiếp tục xu hướng downtrend
Các giai đoạn trong quá trình phân phối
Giai đoạn A: Nơi đanh dấu sự kết thúc của xu hướng Uptrend
Giai đoạn A trong giai đoạn phân phối sideway đánh dấu sự kết thúc của xu hướng uptrend trước đó. Tính đến thời điểm của giai đoạn A thì Cầu vẫn chiếm ưu thế nhưng Cung bắt đầu xuất hiện, bằng chứng là những phiên PSY xuất hiện và phiên mua đỉnh điểm là phiên quá mua BCLX.
Sự kiện này thường được theo sau bởi các phiên điều chỉnh AR và sau đó là các phiên test lại ST của phiên quá bán BCLX thường đi kèm với khối lượng giảm. Tuy nhiên xu hướng uptrend cũng có thể kết thúc mà không xuất hiện hành động mua cực đỉnh (BCLX) thay vào đó là sự xuất hiên những phiên tăng giá với biên độ hẹp cùng khối lượng giảm, và với cường độ tăng giá giảm dần trước khi xuất hiện một lực bán rất mạnh.
Trong giai đoạn phân phối trong một xu hướng uptrend chính, giai đoạn A có thể trống giống như bắt đầu một giai đoạn tích lũy (Ví dụ đỉnh sau thấp hơn đỉnh trước kèm theo khối lượng giảm dần ở đỉnh). Tuy nhiên, các giai đoạn từ B đến E của giai đoạn tiếp tục phân phối có thể được phân tích theo cách tương tự với phân phối ở vùng đỉnh.
Giai đoạn B: xây dựng “nguyên nhân” để bắt đầu xu hướng downtrend
Chức năng của giai đoạn B là xây dựng một “nguyên nhân” để chuẩn bị cho một đợt downtrend sắp tới. Trong giai đoạn này, smart money bắt đầu bán ra lượng lớn cổ phiếu mà họ đang nắm giữ. Điều này báo hiệu cho một đợt giảm giá sắp tới.
Một số điểm chính của giai đoạn B trong giai đoạn phân phối tương tự như giai đoạn B trong giai đoạn tích lũy, chỉ khác nhau là hạnh động của smart money là bán ròng trong giai đoạn phân phối và mua ròng trong giai đoạn tích lũy.
Ví dụ tín hiệu SOW thường đi kèm với sự gia tăng đáng kể của biên độ giá và khối lượng giảm.
Giai đoạn C: giai đoạn phân phối gần như hoàn tất của smart money
Trong một giai đoạn phân phối, giai đoạn C có thể được xác nhận khi xuất hiện phiên uppthrust (UT) hoặc UTAD. Như đã nói ở trên, phiên UT ngược lại với phiên Spring. Tức là ở phiên UT giá tăng vượt qua đường kháng cự sau đó nhanh chóng giảm trở lại dưới đường kháng cự.
Đây là một phiên test cầu còn lại. Nó cũng chính là một bẫy tăng giá (Bull Trap) – phiên này tạo ra một tín hiệu giả rằng giá sẽ tăng trở lại nhưng thất bại. UT hoặc UTAD cho phép smart money đánh lừa đám đông mua vào ở những phiên này tức là họ bán được thêm một lượng cổ phiếu với giá cao trước khi bắt đầu downtrend.
Trong phái sinh bạn có thể mở vị thế bán sau khi xuất hiện phiên UT hoặc UTAD với tỉ lệ rủi ra không cao. Tuy nhiên smart money thường liên tục tạo ra các phiên UT hoặc UTAD để đánh lừa những nhà đầu tư mở vị thế bán sớm. Vì vậy sẽ an toàn hơn nếu bạn có thể chờ tham gia ở giai đoạn D và LPSY.
Thường lực Cầu quá yếu khiến cho giá không tăng trở lại được mức giá ở điểm quá mua BCLX hoặc phiên test ST ban đầu. Trong trường hợp này, những phiên test cầu ở giai đoạn C được xác nhận bởi phiên UT có mức giá cao nhất thấp hơn mức giá kháng cự.
Giai đoạn D: xác nhận chuyển từ giai đoạn phân phối sang downtrend
Giai đoạn D xuất hiện sau những phiên Test cầu ở giai đoạn C cho chúng ta thấy những lực cầu cuối cùng. Trong giai đoạn D, giá được điểu chỉnh giảm về mức hỗ trợ. Bằng chứng cho thấy nguồn Cung đang tăng lên vượt Cầu là giá giảm xuyên qua đường hỗ trợ hoặc những điểm giá hồi phục yếu ở dưới điểm trung bình của vùng phân phối sau những phiên UT hoặc UTAD. Thường có nhiều đợt hồi phục yếu ớt xuất hiện trong giai đoạn D.
Trong Phái sinh các LPSY này là cơ hội tuyệt vời để bắt đầu tham gia mở vị thế bán hoặc gia tăng vị thế bán nếu bạn đã tham gia ở giai đoạn trước. Bất cứ nhà đầu tư nào vẫn giữu vị thế mua trong giai đoạn D đều bị lỗ.
Giai đoạn E: giai đoạn tiếp tục xu hướng downtrend
Giai đoạn E là sự tiếp tục của xu hướng downtrend. Cổ phiếu rời khỏi vùng phân phối và lúc này nguồn cung chiếm ưu thế hoàn toàn. Một khi đường hỗ trợ bị phá vỡ trên một phiên SOW mạnh, phiên Breakdown này thường được test lại bằng một phiên hồi phục yếu ớt về vùng hỗ trợ trước đó nhưng thất bại.
Điều này cũng thể hiện cơ hội để gia tăng vị thế Bán. Các phiên hồi phục tiếp theo trong một xu hướng downtrend thường là rất yếu ớt, tức là đỉnh sau thấp hơn đỉnh trước và đáy sau thấp hơn đáy trước. Nếu bạn đã mở vị thế short trước đó thì hãy đặt trước lệnh cắt lỗ ở mức giá tại các đỉnh trước đó.
Sau một đợt giảm đáng kể sẽ xuất hiện những phiên hồi phục và nếu xuất hiện những phiên có khối lượng giao dịch lớn nhưng giá đi ngang thì có thể đấy là giai đoạn tiếp tục phân phối trong một xu hướng downtrend hoặc cũng có thể là bắt đầu lại một giai đoạn tích lũy.
Bước 1: Preliminary supply (PSY)
✅ Dấu hiệu chững lại đầu tiên của xu hướng tăng, thường xuất hiện với volume bán cao và phản ứng giá giảm trong xu hướng tăng được coi là tín hiệu đầu tiên của sự thay đổi tính chất thị trường (CHoCH)
Bước 2: Buying Climax (BC)
✅ Giá được đẩy cao hơn PSY với volume cạn dần
✅ Bước này xác nhận PSY ở bước1
✅ Nếu giá vẫn tiếp tục tang với volume lớn hơn>> Chưa phải là BC >> Quay lại bước 1
Bước 3: Secondary Test củaBC (ST)
✅ Giá quay lại vùng cung của BC sau đó đi xuống
üBước này xác nhận BC
Bước 4: Automatic Reaction (AR)
✅ Sau khi BC được xác nhận, giá giảm, đáy của nhịp này xác định biên dưới của TR
Bước 5: Up Thrust (UT)
✅ Giá nỗ lực tiếp cận/ vượt qua vùng biên trên của Trading Range sau đó quay trở lại với Volume thấp hoặc trung bình (Không xuất hiện Breakout)
Bước 6: Up Thrust After Distribution (UTAD)
✅ Giá tăng hướng đến hoặc vượt qua biên trên của TR thường có volume cao
✅ Sau nỗ lực vượt qua biên trên và test lại không thành, giá quay trở lại bên trong TR.
✅ Sự kiện Break The Ice thường xuyên xuất hiện trong giai đoạn giá quay lại trong TR và phá vỡ qua các vùng Hỗ Trợ (Cầu) bên trong TR.
✅ Các Minor SOW xuất hiện trong giai đoạn này
Bước 7: Major Sign of Weakness (MSOW)
✅ Giá vượt ra khỏi biên dưới của TR
✅ Volume mua giảm và Volume bán tăng
✅ BreakOut biên dưới của TR
Bước 8: Last Point of Supply (LPSY)
✅ Trong giai đoạn đi xuống của giá tạo cấu trúc giảm (LL –LH) >> Xác nhận xu hướng giảm
✅ Các vùng LH được coi là LPSY
Đến đây chúng ta đã xác định được hướng đi chính của giá và bias lúc này thuận theo xu hướng xuống khi giá BackUp.
Lưu ý:
•Trong một nhịp hành động giá có thể mang tính chất của nhiều sự kiện
•UTAD có thể không xuất hiện rõ ràng, do vậy nên bám theo cấu trúc của thị trường để nắm được diễn biến giá.
TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm