- A. Giới thiệu lý thuyết Dow
- B. Sáu nguyên tắc cơ bản của lý thuyết Dow
- 1. Nguyên lý 1 : Giá phản ánh tất cả hành động thị trường
- 2. Nguyên lý 2 : 3 xu thế của thị trường.
- 3. Nguyên lý 3 : Xu thế chính có 3 giai đoạn
- 4. Nguyên lý 4 :Các chỉ số trong thị trường phải xác định lẫn nhau
- 5. Nguyên lý 5 : Khối lượng giao dịch xác định xu hướng
- 6. Nguyên lý 6: Xu hướng được duy trì cho đến khi dấu hiệu đảo chiều xuất hiện
- C. Áp dụng của lý thuyết Dow
Bài 1 : Lý thuyết Dow
- A. Giới thiệu lý thuyết Dow
- B. Sáu nguyên tắc cơ bản của lý thuyết Dow
- 1. Nguyên lý 1 : Giá phản ánh tất cả hành động thị trường
- 2. Nguyên lý 2 : 3 xu thế của thị trường.
- 3. Nguyên lý 3 : Xu thế chính có 3 giai đoạn
- 4. Nguyên lý 4 :Các chỉ số trong thị trường phải xác định lẫn nhau
- 5. Nguyên lý 5 : Khối lượng giao dịch xác định xu hướng
- 6. Nguyên lý 6: Xu hướng được duy trì cho đến khi dấu hiệu đảo chiều xuất hiện
- C. Áp dụng của lý thuyết Dow
Lý thuyết Dow (tiếng Anh: Dow Theory) thường được các nhà phân tích kĩ thuật tuân theo để giải thích các xu hướng biến động của thị trường nói chung và thị trường chứng khoán nói riêng.
Vẫn tiêu chí cũ, nội dung : đầy đủ nhưng phải ngắn gọn xúc tích, dễ hiểu. Nội dung đơn giản nhưng chất lượng. Vậy nên bài này chúng ta học kỹ nhé.
A. Giới thiệu lý thuyết Dow
Cụ Charles H.Dow là cha đẻ của lý thuyết này, nhưng chúng ta bàn về cách sử dụng chi tiết lý thuyết Dow nên nội dung này bigtrade tạm thời tóm lược nhé, vì tất cả các trang khác đều có rồi, mọi người có thể tham khảo tại : wikipedia.org
B. Sáu nguyên tắc cơ bản của lý thuyết Dow
1. Nguyên lý 1 : Giá phản ánh tất cả hành động thị trường
Giá phản ánh một cách nhìn tổng hợp tất cả các yếu tố có liên quan đến nó: những thông tin mới, thị phần thị trường, tâm lý của những nhà đầu tư hiện tại và những nhà đầu tư tiềm năng trên thị trường. Nói một cách cụ thể hơn, tất cả những yếu tố liên quan đến tài sản sẽ tác động lên cung và cầu của tài sản đó, và do vậy nhanh chóng phản ánh vào giá.
FOMC, các chính sách tiền tệ, phân tích cơ bản .... đều thể hiện kết quả cuối cùng ở trên giá - biểu đồ.
2. Nguyên lý 2 : 3 xu thế của thị trường.
Theo DOW thì thị trường luôn có 3 xu thế chính. Mỗi xu thế sẽ mang những đặc điểm riêng như là:
2.1 - Xu thế cấp một ( Primary Movement):
Thường kéo dài hơn một năm hoặc vài năm. Xu thế này chia ra làm 2 nhóm xu thế tăng hoặc giảm và luôn kìm hãm sự phát triển của nhau.
Dựa vào xu thế cấp 1 các nhà đầu tư có thể tiếp tục xây dựng cho mình những chiến lược dài hạn. Mục đích của các nhà đầu tư giao dịch ngoại hối là mua sớm nhất thậm chí là đầu tiên khi thị trường bắt đầu tăng giá và nắm giữ đến khi Bear Market bắt đầu.
2.2 - Xu thế cấp hai (Medium Swing) :
Đây chỉ là xu thế phụ và có chiều hướng ngược với xu thế cấp một. Chẳng hạn nếu xu thế chính tăng thì xu thế cấp 2 là giảm và ngược lại. Xu thế cấp 2 thường kéo dài từ 3 tuần đến không quá 3 tháng.
2.3 - Xu hướng nhỏ (Medium Swing):
thời gian thể hiện của xu hướng này khá ngắn, thông thường không quá 3 tuần. Nó thường áp dụng để điều chỉnh các biến động giá ngược với xu hướng thứ hai.
3. Nguyên lý 3 : Xu thế chính có 3 giai đoạn
Giai đoạn tích lũy (Accumulation plase): Giai đoạn này thị trường di chuyển chậm, rất chậm, gần với mức tối thiểu. Thông thường ở giai đoạn này, sự hoảng loạn bao trùm lên những nhà giao dịch ít thông tin, trong khi smart money âm thầm mua vào và hấp thụ hết những lệnh bán từ những nhà giao dịch đang trong cơn bán tháo.
Kỳ thâm nhập vào công chúng (public participation): Đây là thời khắc mà gần như tất cả những người tham gia thị trường đều bắt đầu nhận ra những chuyển động đi lên của giá và bắt đầu mua vào. Tâm trạng chung của thị trường là hy vọng và lạc quan.
Giai đoạn phân phối (Distribution): Giai đoạn này là lúc thị trường đã trở nên quá nóng. Nhờ vào những phương tiện truyền thông mà đám đông đã biết được rằng thị trường đang có xu hướng tăng và họ không thể chờ đợi lâu hơn để mua vào. Sự lạc quan ban đầu chuyển sang hưng phấn thái quá. Smart money đã mua vào ở giai đoạn thị trường tích lũy bắt đầu quá trình phân phối (bán ra) cho những nhà đầu tư nhỏ lẻ – những người thiếu thông tin.
Trong giai đoạn thị trường uptrend (tăng giá), xu hướng chính gồm 3 pha là: pha tích luỹ (accumulation), pha tăng (big move) và pha quá độ.
Với thị trường dowtrend (giảm giá) thì sẽ có tên gọi lần lượt là pha phân phối (distribution), pha giảm mạnh, pha tuyệt vọng (panic phase).
Nguyên lý 3 là tiền đề cho phương pháp Wyckoff
4. Nguyên lý 4 :Các chỉ số trong thị trường phải xác định lẫn nhau
Dow sử dụng chỉ số công nghiệp Dow Jones và chỉ số ngành vận tải (Transportation Averages) để đo lường tình trạng sức khoẻ của nền kinh tế. Chỉ khi cả 2 chỉ số cùng tăng, xu hướng của thị trường mới có thực.
5. Nguyên lý 5 : Khối lượng giao dịch xác định xu hướng
Trong xu hướng tăng, khối lượng giao dịch sẽ tăng khi giá tăng (đi đúng xu hướng) và ngược lại khối lượng giao dịch giảm chứng tỏ xu hướng tăng đang có dấu hiệu suy yếu.
6. Nguyên lý 6: Xu hướng được duy trì cho đến khi dấu hiệu đảo chiều xuất hiện
Đảo chiều là có dấu hiệu CHoCH - BOS
CHoCH = Change of Character = lần đầu tiên thay đổi cấu trúc
BOS = Break of Structure = Phá vỡ cấu trúc
Trên đây là 6 nguyên lý cơ bản trong lý thuyết Dow, rất ngắn gọn nhưng quan trọng. Chúng ta học kỹ bài này rồi bắt đầu tới kiến thức chuyên sâu nhé!
C. Áp dụng của lý thuyết Dow
Lý thuyết Down là nền tảng cho các trường phái rất mạnh ra đời như : Supply Demand, Wyckoff Method, SMC - Smart Money Concept, chúng ta sẽ nghiên cứu kỹ cho phần sau nhé.
TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm