Nhiều công ty con của FTX đứng trước nguy cơ sụp đổ
FTX đã mua lại toàn bộ công ty Liquid Group, bao gồm cả đơn vị con là Quoine, một nền tảng giao dịch có văn phòng tại Nhật Bản, Singapore và cả Việt Nam. Thương vụ này sẽ được hoàn tất vào tháng 3/2022, với giá trị không được tiết lộ. Tuy nhiên, tới hiện tại thì sau vụ FTX phá sản gây ra rất nhiều hệ luỵ, và Liquid cũng phá sản theo là 1 hệ quả.
Quyết định tạm dừng hoạt động của Liquid được đưa ra, 5 ngày sau khi sàn giao dịch đình chỉ tất cả các giao dịch rút tiền do FTX nộp đơn phá sản.
Liquid nói thêm:
“Chúng tôi đã dừng hoạt động trong khi chờ đánh giá tình hình. Chúng tôi đang giải quyết những vấn đề này và sẽ cố gắng cung cấp thông tin cập nhật đầy đủ hơn trong thời gian tới.”
Liquid là công ty mẹ của Quoine Corp., một trong những nền tảng giao dịch tiền mã hóa đầu tiên được cấp phép tại Nhật Bản vào năm 2017.
Trước khi thâu tóm, FTX từng cho Liquid vay 120 triệu USD để khắc phục hậu quả vụ hack gây thiệt hại 85 triệu USD tháng 08/2021. Trong khi đó, FTX hiện đang trong quá trình thanh lý tài sản để phục vụ cho thủ tục phá sản theo Chương 11. Theo công bố mới nhất, FTX đang gánh nghĩa vụ lên đến 3,1 tỷ USD đối với 50 chủ nợ lớn nhất.
Nhiều công ty con của FTX đang đối mặt với nguy cơ sụp đổ
Việc tạm dừng hoạt động của Liquid diễn ra 5 ngày sau khi sàn giao dịch “đóng băng” tất cả các giao dịch rút tiền trên nền tảng, với lý do tuân thủ các yêu cầu của thủ tục tự nguyện theo Chương 11. Cơ quan Dịch vụ Tài chính của Nhật Bản cũng đã yêu cầu một công ty con địa phương khác của FTX, FTX Japan, tạm dừng hoạt động kinh doanh vào ngày 10/11.
Như Cointelegraph đã đưa tin trước đây, Liquid không phải là công ty con duy nhất của FTX gặp phải các vấn đề, do thủ tục phá sản đang diễn ra của công ty mẹ. Công ty cho vay tiền điện tử bị phá sản Voyager Digital đã cố gắng tìm một nhà đầu tư khác, sau khi FTX US mua lại tài sản của họ vào tháng 9. Theo Cointelegraph đưa tin vào ngày 13/11, sàn giao dịch tiền điện tử CrossTower đã xem xét một đề nghị mua lại tài sản của Voyager khi công ty này mở lại quy trình đấu thầu.
Các công ty con khác của FTX, bao gồm LedgerX, hoạt động kinh doanh dưới tên FTX US Derivatives, đã nỗ lực để tách khỏi FTX. Theo đánh giá chiến lược về tài sản toàn cầu của FTX, LedgerX đã được miễn trừ tư cách là con nợ trong hồ sơ phá sản của FTX. Theo đánh giá của công ty dịch vụ tài chính Perella Weinberg, nhiều công ty con được cấp phép của FTX có “bảng cân đối kế toán hợp lý, quản lý có trách nhiệm và nhượng quyền thương mại có giá trị”.
Perella Weinberg nhận thấy rằng một số công ty con của FTX, bao gồm FTX Japan, Quoine, FTX Turkey Teknoloji Ve Ticaret, FTX EU, FTX Exchange FZE và Zubr Exchange là những con nợ.